Cách tập luyện trên máy chạy bộ với người tiểu đường

Ngày đăng 16/03/2019 10:58

Nhiều bệnh nhân tiểu đường thường ít lựa chọn chữa bệnh thông qua thể dục, thể thao mà đặt trọn hi vọng khỏi bệnh vào uống thuốc và chế độ ăn uống. Thực ra, thể thao rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh điều trị bằng uống thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thì luyện tập thể thao đem lại rất nhiều tiến triển trong điều trị căn bệnh này. Sau đây cách tập luyện trên máy chạy bộ với người tiểu đường .

 

Cách tập luyện trên máy chạy bộ với người bị tiểu đường

 

Trong các môn thể thao, thì chạy bộ và đi bộ được xem là phù hợp nhất với bệnh nhân tiêu đường. Đây là những môn thể thao khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều phụ kiện hay dụng cụ đi kèm, động tác không phức tạp, thời gian linh hoạt và nhất là hiện nay, máy tập chạy bộ giúp người dùng chủ động trong mọi tình huống thời tiết cũng như về sắp xếp lịch tập.

Hình ảnh có liên quan

 

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chạy bộ thường xuyên có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm lượng đường trong máu, tăng cao tác dụng hoạt hóa của insulin, cải thiện hệ tim mạch... Hơn nữa, quá trình luyện tập chạy bộ còn đem đến cho người tập một sức khỏe bền bỉ, kiểm soát trọng lượng cơ thể, các khớp xương linh hoạt, hệ cơ chắc khỏe và tinh thần thoải mái sau mỗi buổi tập chất lượng.

 

Việc tập luyện trên máy chạy bộ cũng tương tự như đối với chạy ngoài trời, tuy nhiên cũng có những vấn đề cần lưu ý. Đơn cử, chạy bộ thoạt nhìn khá dễ dàng và đơn giản, nhưng đối với những thể trạng của từng người lại cần những điều chỉnh cụ thể cho phù hợp. Để đạt hiệu quả cao, người tập trước hết cần xác định rõ tình trạng sức khỏe cũng như mức độ căn bệnh đang mắc phải, để từ đó có sự lựa chọn bài tập chạy bộ cũng như cường độ tập luyện phù hợp nhất.

Kết quả hình ảnh cho Đặt mục tiêu khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Với những người trẻ mà mắc tiểu đường, cường độ luyện tập có thể duy trì ở mức độ 5 buổi 1 tuần, mỗi buổi thời lượng 30-45 phút. Thời gian còn lại 2 ngày trong tuần, người bệnh nên dành cho nghỉ ngơi và thư giãn.

Trường hợp người cao tuổi luyện tập chạy bộ, cường độ nên giảm xuống với mức thấp hơn, thậm chí với máy chạy bộ chúng ta có thể điều  chỉnh về bài tập đi bộ theo các thông số phù hợp (tốc độ, độ dốc, thời gian, quãng đường…) để tránh quá sức không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc chuyển từ chạy bộ sang đi bộ, người cao tuổi cũng nên duy trì thời  lượng luyện tập đơn giản ở mức 30 – 45 phút, đồng thời cũng chú ý dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trong tuần.

 

Kết quả hình ảnh cho Đặt mục tiêu khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà

 

Song song với luyện tập, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tham khảo và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp theo tư vấn của bác sỹ chuyên khoa; chú ý không nên bỏ bữa sáng để có năng lượng hoạt động thể chất, kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… để sức khỏe tốt hơn.

 

Trong quá trình luyện tập với máy chạy bộ điện, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý: Luôn luôn lắng nghe các biểu hiện của cơ thể. Nếu xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt… thì nhất thiết phải dừng luyện tập để nghỉ ngơi tránh để xảy ra các biến chứng trầm trọng khác; Thực hiện tốt các chỉ dẫn của huấn luyện viên; Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để luyện tập an toàn, hiệu quả.