Nghẹt mũi là gì ? Cách chữa nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc

Ngày đăng 26/05/2021 14:39

Nghẹt mũi là một triệu chứng mà hầu hết mọi người đều từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây là hiện tượng một hoặc cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. 

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc

Nghẹt mũi là gì ? Cách chữa nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc

Thông thường thì không khí sẽ được hít vào mũi, được hệ thống lông mũi lọc bớt bụi bẩn rồi được lớp dịch niêm mạc làm ẩm  và được hệ thống mạch máu làm ấm trước khi di chuyển xuống họng và vào phổi. Nhưng khi nghẹt mũi, nghĩa là  dịch nhầy năng bít làm hẹp đường đi cảu không khí  khiến cho người bệnh rất khó khăn khi hít thở.
Điều này không chỉ  khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu mà còn khiến phát sinh các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan viêm hong...

Điều nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt:

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc-1

Chỉ cần kiên trì thực hiện hằng ngày cho tới khi khỏi bệnh thì bạn có thể thực biện với những huyệt dưới đây một cách dễ dàng tại nhà. Để tránh tình trạng các cơ phản ứng đột ngột gây tổn thương các cơ, trước khi bấm các huyệt này, bạn nên xoa bóp một chút để các cơ mềm mại.

•    Huyệt Ấn đường:

Vị trí: chính giữa đường nối hai đầu lông mày. Tác dụng trong việc trị ngạt mũi : giải trừ phong nhiệt, giải phóng các dịch nhầy trong mũi, giúp lỗ mũi thông thoáng.

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc-2

Cách bấm huyệt:

Dùng ngón tay cái day huyệt Ấn Đường từ nhẹ tới mạnh trong khoảng 3 phút. Có thể dùng dầu gió khi bấm huyệt.
Mỗi khi bị nghẹt mũi, bạn hãy day bấm huyệt này ít nhất 40 lần mỗi ngày cho tới khi hết bệnh. Khi thấy trán nóng, mũi thông thoáng hơn.

•    Huyệt Nghinh hương:

Vị trí : nằm ở sát hai bênh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0,8 cm.
Công dụng của huyệt Nghinh Hương là thông mũi, tán phong, thanh hỏa, trị các bệnh chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, liệt mặt..

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc-3

Cách bấm huyệt:

Ấn huyệt ở mỗi bên mũi trong 1-3 phút. Mỗi ngày nên thực hiện với huyệt này từ 5-10 lần cho đến khi khỏi bệnh. Có thể xoa thêm dầu nóng để tăng thêm hiệu quả.

•    Huyệt Hợp cốc:

Vị trí: nằm ở giữa xương bàn ngón tay cái và ngón trỏ.

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc-4

Công dụng của huyệt Nghinh hương chữa các bệnh cảm lạnh, chảy nước mũi, nhức đầu, thanh nhiệt, hạ hỏa...
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái cảu bàn tay bên nà bấm giữ huyệt Hợp Cốc của tay bên kia trong khoảng 2 giây rồi thả ra, lặp lại như vậy vài lần, trong vòng 1-3 phút. Sau đó làm tương tự với huyệt bên kia. Khi bấm huyệt có cảm giác hơi tê tê và đau là được.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không được bấm huyệt này.

•    Huyệt Thượng tinh:

Vị trí: nằm ở chỗ trũng giữa trán, trên đường dọc chính giữa đầu, trên đường nối huyệt Bách hội và Ấn đường.
Công dụng chữa trị các bệnh liên quan đến mũi như viêm xoang mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, polyp mũi, ngoài ra còn trị các vấn đề về mắt, đau mắt…

nghet-mui-la-gi-cach-chua-nghet-mui-ma-khong-can-dung-thuoc-5

Ngoài ra, bạn có thể bấm các huyệt sau đây trị nghẹt mũi: Huyệt Quyền liêu ở dưới xương gò má; huyệt Ế phong ở dái tai; huyệt Toàn trúc ở sát hai đầu lông mày…

Bên cạnh tự massage bấm huyệt các bạn cũng có thể nhờ người tâm, tới các trung tâm trị liệu. Để chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà mỗi ngày các bạn nên trang bị ghế massage, nhất là ghế massage hồng ngoại có chế độ nhiệt nóng giúp làm ấm cơ thể.