Căng cơ là khi cơ bị căng giãn quá mức khiến bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn, gây ra tình trạng đau đớn, ảnh hưởng tới khả năng vận động. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai, không kể nam hay nữ, già hay trẻ. Khi chúng ta không khởi động trước tập thể dục hoặc làm việc gì liên quan tới chân tay thì đều có khả năng bị căng cơ.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Phòng ngừa và điều trị căng cơ quá mức nhé.
Phòng ngừa tình trạng căng cơ quá mức
Một chế độ sinh hoạt phù hợp có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến của căng cơ:
- Không ngồi một chỗ quá lâu: Nên thường xuyên đi lại, nghỉ giải lao, thay đổi tư thế, sử dụng các loại ghế phù hợp cho công việc hoặc tư thế ngồi của lưng. Có thể kê thêm gối phía sau cho thoải mái hơn. Giữ tư thế ngồi sau cho đầu gối ngang bằng với hông.
- Nâng vật nặng cẩn thận: Hãy giữ cho lưng được thẳng, co đầu gối và từ từ nâng chân. Giữ vật sát với cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hoặc là ném vật nặng cùng lúc.
- Lưu ý khi hoạt động tại những vị trí dễ gây té ngã như cầu thang, bề mặt trơn trượt, giữ sàn nhà gọn gàng, sạch sẽ.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, không bị tăng cân mất kiểm soát, béo phì.
- Đi giày thích hợp.
- Thể dục thường xuyên giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn. Nhưng quan trọng là cần thực hiện đúng cách và đúng kỹ thuật để không bị căng giãn cơ quá mức. Luôn khởi động trước khi bước vào các bài tập chính thức. Sau khi tập xong nên thực hiện các động tác giãn cơ để ngăn ngừa cứng cơ. Nên nâng dần cường độ, không nên tập nặng khi mới bắt tay vào luyện tập.
- Khi bị chấn thương, người bệnh không nên chườm nóng hoặc dùng rượu, dùng dầu. Việc này khiến dây chằng bị xơ, chai, mất đàn hồi, suy yếu dần và dễ bị chấn thương khi cử động mạnh.
Sơ cứu cho người bị căng cơ quá mức
Để chẩn đoán tình trạng căng cơ các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám, kết hợp chụp X-quang, chụp MRI để xác định rách cơ, mức độ tổn thương dây chằng.
Khi bị căng cơ ở chân, tay nên dừng lao động, tập luyện và thực hiện chườm lạnh. Điều này giúp giảm lưu lượng máu lưu thông về vị trí bị tổn thương, từ đó giảm sưng tấy. Khi chườm lạnh nên bọc đá trong khăn, tránh chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh. Thời gian chườm từ 10 – 15 phút, ngày 2 – 3 lần. Chú ý không chườm khi bì trầy da.
Nếu tổn thương nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hồi phục. Trường hợp nặng, đã được sơ cứu mà người bệnh vẫn hoạt động khó khăn, đau đớn thì cần tới bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được khám và điều trị phù hợp.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Phòng ngừa và điều trị căng cơ quá mức. Khi không may gặp phải tình huống này các bạn hãy bình tĩnh và xử lý đúng cách nhé !
Nguồn: thiết bị vật lý trị liệu