Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đau ở lòng bàn chân

Ngày đăng 18/08/2021 16:55

Đau ở lòng bàn chân là hiện tượng thường gặp, bởi lòng bàn chân là nơi phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng và sự chuyển động cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, gây ra đau nhức ở gót chân, giữa vòm bàn chân, hoặc các ụ ngón chân.

Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đau ở lòng bàn chân

mot-so-nguyen-nhan-benh-ly-dan-den-dau-o-long-ban-chan

Bình thường, hiện tượng đau ở lòng bàn chân sẽ tự đỡ dần và hết hẳn sau một vài ngày. Nếu cơn đau kéo dài quá 2 tuần thì đó là dấu hiệu của một số bệnh lý mà chúng ta không nên bỏ qua, bởi dù có thể là bệnh lý đơn giản nhưng nếu để kéo dài thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa kể bệnh có thể biến chứng thành nghiêm trọng hơn.

Sau đây là một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng đau ở lòng bàn chân chúng ta cần biết để có cách xử lý kịp thời, phù hợp khi gặp phải:

mot-so-nguyen-nhan-benh-ly-dan-den-dau-o-long-ban-chan-1

- Viêm cân gan chân: Đây là tình trạng viêm dây chằng có vai trò duy trì cấu trúc vòm ở gan bàn chân, nối từ gót chân đến các ụ ngón chân. Bệnh này thường xuất hiện ở những người độ tuổi trung niên, từ 40-60 tuổi; những người bị béo phì khiến áp lực của trọng lượng cơ thể lên cân gan chân lớn; những người có cấu tạo bàn chân bẹt, không có vòm lòng bàn chân; những người đặc trưng công việc phải đứng lâu, đi lại nhiều…

- Bị gãy xương: Hiện tượng bị gãy xương bàn chân có thể do bị tai nạn trong khi di chuyển, tập luyện thể dục thể thao… Biểu hiện là cơn đau nhói đột ngột ở bàn chân.

mot-so-nguyen-nhan-benh-ly-dan-den-dau-o-long-ban-chan-2

- Hội chứng ống cổ chân: Nguyên nhân tình trạng này có thể do bị chấn thương, dây thần kinh bị chèn ép, u bao sợi thần kinh, viêm khớp, suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường…

- Các bệnh da bàn chân: Khi da lòng bàn chân có mụn cóc, vết chai xuất hiện ở các điểm chịu lực của lòng bàn chân như gót chân, ụ ngón chân… có thể gây ra các cơn đau nhức, nhất là khi người bệnh đi bộ hoặc đứng lâu.

mot-so-nguyen-nhan-benh-ly-dan-den-dau-o-long-ban-chan-3

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau ở lòng bàn chân; tùy vào nguyên nhân gây đau, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện một số cách giảm đau đơn giản như: Nghỉ ngơi để đôi chân được thả lỏng, thư giãn và phục hồi khả năng vận động; Chườm đá lạnh để giảm tình trạng sưng, viêm; Chọn đi những đôi giày thoải mái, không đi giày chật, giày cao gót…Một số trường hợp có thể cần sử dụng những miếng lót giầy có độ đàn hồi tốt để giảm áp lực cho bàn chân cũng như giúp định hình tư thế bàn chân.

Nếu bạn đang tập thể dục các bộ môn có cường độ cao thì nên hạn chế trong thời gian cơn đau ở lòng bàn chân xuất hiện; nên thực hiện các bài massage thư giãn cho đôi chân, giúp khí huyết lưu thông đến chân được đầy đủ và cơ khớp ở bàn chân được dẻo dai, linh hoạt.

mot-so-nguyen-nhan-benh-ly-dan-den-dau-o-long-ban-chan-4

Trong trường hợp cơn đau lòng bàn chân không thuyên giảm theo thời gian, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị tích cực như uống thuốc, tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết…