Nhịn ăn tối có tốt không

Ngày đăng 29/07/2021 16:25

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều đã nghe qua câu nói: “Ăn sáng là ăn cho chính mình, ăn trưa là ăn cho bạn bè, ăn tối là ăn cho kẻ thù”. Nhiều người thường nghĩ việc không ăn đủ bữa là việc bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo khoa học chứng minh, việc ăn tối có thể đem lại rất nhiều hệ lụy xấu đến với sức khỏe con người như tích trữ mỡ thừa, ảnh hưởng dạ dày, sức đề kháng,…. 

nhin-an-toi-co-tot-khong

Nhịn ăn tối có tốt không

Ta nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa, vào bữa tối, việc ăn hoa quả nhẹ nhàng hoặc uống một số loại nước trái cây có thể đem lại hiệu quả sức khỏe cao hơn nhiều. 

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể thường hoạt động đỉnh điểm vào hai thời điểm: 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Trong khoảng thời gian này, ta cần bổ sung chất dinh dương và năng lượng cho cơ thể hoạt động, đây cũng chính là lí do vì sao bữa sáng và bữa trưa được coi là quan trọng, hơn là bữa tối.

nhin-an-toi-co-tot-khong-1

Trong khoảng thời gian còn lại trong ngày, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ giảm dần, vì vậy việc nạp quá nhiều chất vào khoảng thời gian này sẽ được chuyển hóa thành chất béo và mỡ thừa. Vì vậy, nếu không muốn cơ thể bị tích mỡ hay tăng cân, việc không ăn bữa tối là rất hữu ích.

Việc ăn bữa tối cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Khi cơ thể nạp vào thức ăn, huyết dịch toàn thân sẽ tập trung tai dạ dày, từ đó toàn bộ cơ thể sẽ phải phân phối lại, điều này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, phổi, các nhóm cơ,…. Cộng với hoạt động giảm của hệ trao đổi chất, khi ăn bữa tối, tim sẽ trong trạng thái hiếu máu và hoạt động chậm hơn bình thường, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

nhin-an-toi-co-tot-khong-2

Theo như cơ chế hoạt động khoa học của cơ thể, ban ngày cơ thể sẽ hoạt động và ban đêm cơ thể sẽ nghỉ ngơi, hệ tiêu hóa cũng vậy. Vì thế, khi ta ăn bữa tối, hệ tiêu hóa bị cưỡng ép hoạt động, trái với hoạt động thông thường của cơ thể, điều này sẽ rút ngắn thời gian nghỉ ngơi của dạ dày, gây nên nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Không ăn bữa tối còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Khi bụng đói là khi các tế bào thực bào hoạt động mạnh mẽ nhất, lượng protein và vitamin càng nhiều thì số lượng tế bào càng tăng. Vì vậy, nếu ta chỉ ăn nhẹ nhàng các loại rau, hoa quả vào bữa tối, khi có cảm giác đói, các tế bào thực bào hoạt động sẽ giúp cơ thể sản sinh là sức đề kháng, tốt cho sức khỏe chúng ta.

nhin-an-toi-co-tot-khong-3

Khi các cơ quan tiêu hóa ở trong tình trạng đói, chúng sẽ tiết ra một lượng dịch tiêu hóa có thể bài xích những loại độc tố ra khỏi cơ thể. Các độc tố này sẽ đi ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hóa cùng các loại chất xơ biến thành phân, nước tiểu để ra khỏi cơ thể. Khi ta ăn, loại dịch tiêu hóa sẽ được nạp lại vào cơ thể và không còn để giúp loại bỏ đọc tố. Lưu ý, chỉ nên thực hiện bỏ bữa tối, chứ không nên áp dụng vào bữa sáng hay bữa trưa.