Tai là bộ phận nằm trên đầu của người. Cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai người có hai chức năng quan trọng, giúp con người có thể nghe được nhiều loại âm thanh khác nhau và giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, bộ phận này dễ bị tổn thương các tế bào bên trong gây suy giảm hoặc mất thính lực nếu như con người không bảo vệ tai khỏi các tác nhân có hại.
Mất thị lực thì cần bấm huyệt tại vị trí nào tốt nhất.
Đồng thời, vùng tai bên ngoài cũng dễ mắc các bệnh viêm nếu như không được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận. Vậy có thể áp dụng cách nào để giúp tai luôn khỏe mạnh? Bạn có thể thực hiện phương pháp massage bấm huyệt tai. Dưới đây là cách thực hiện:
- Để các ngón tay chụm lại với nhau, đặt lên mặt trước của tai và xoa tai nhẹ nhàng theo chuyển động tròn cho tới khi nào tai nóng lên.
- Ngón cái đặt phía sau dái tai, các ngón còn lại đặt phía trước tai, tiến hành xoa miết vành tai và dái tai theo chiều dọc của tai, thực hiện khoảng 50 lần.
- Bạn dùng ngón trỏ và ngón cái để vuốt vành tai theo chiều dọc, bắt đầu từ đỉnh tai xuống dưới dái tai, sau đó massage các vùng ở quanh tai theo chuyển động tròn trong khoảng 30 lần.
- Tiếp tục sử dụng hai ngón trên di chuyển xuống dưới, dừng lại ở dái tai, kẹp lấy dáy tai và kéo nhẹ nhàng xuống khoảng 15 lần, không nên kéo với lực quá mạnh sẽ khiến tai bị đau và làm tổn thương tai.
- Để ngón trỏ đằng sau tai, miết tai nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút.
Sau đó, bạn tiến hành day bấm một số huyệt sau:
- Huyệt Thính Cung: Huyệt Thính Cung nằm ở chính giữa bên cạnh của sụn tai. Bạn dùng hai ngón tay cái theo một lực nhẹ trong vòng vài phút.
- Huyệt Phong Trì: cho hai tay ra sau gáy ôm lấy đầu, sử dụng ngón cái để miết từ trên xuống, qua 2 bên có ụ xương sẽ xác định được 2 chỗ hõm ở vị trí dưới đáy hộp sọ. Bạn dùng ngón cái day ấn huyệt theo vòng kim đồng hồ trong 2-3 phút.
Ngoài ra trên vành tai còn có 6 vị trí huyệt liên quan tới các bộ phận trên cơ thể.
- Vị trí 1: huyệt nằm trên đỉnh vành tai ở vị trí cao nhất. Bạn chỉ cần bấm vào huyệt và ấn giữ trong khoảng 1 phút nếu muốn giảm đau vai, đau lưng.
- Vị trí 2: huyệt cách vị trí số 1 khoảng 0,5cm lui xuống dưới. Day bấm huyệt vị này để giảm đau trên toàn bộ cơ thể.
- Vị trí 3: huyệt cách vị trí 2 khoảng 0,5cm, bấm huyệt này sẽ giảm nhức mỏi khớp.
- Vị trí 4: sụn tai trên và dưới ngăn cách nhau bằng 1 chỗ hõm nhỏ, từ chỗ đó dóng sang vành tai, bấm huyệt này để giảm nghẹt mũi, tắc mũi.
- Vị trí 5: Lùi xuống dưới 0,5cm là huyệt số 5. Day bấm huyệt để điều trị bệnh liên quan đến tiêu hóa.
- Vị trí 6: Dưới dái tai, liên quan đến hệ thần kinh, giúp giảm đau đầu.
Trên đây là cách massage bấm huyệt tai. Bạn nên tham khảo để massage bấm huyệt mỗi ngày giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đồng thời điều trị các bệnh liên quan đến tai.